Văn hóa và tôn giáo Niger

Bài chi tiết: Văn hóa Niger
Một người cưỡi ngựa tại lễ hội truyền thống Ramadan ở cung điện Sultan trong thành phố Zinder của người Hausa.Một ngôi nhà truyền thống ở Zinder

Nền văn hóa của Niger có sự đa dạng lớn, bằng chứng là sự giao lưu văn hóa giữa các sắc tộc tồn tại trong thời kỳ thuộc địa Pháp dưới một nhà nước duy nhất đầu thế kỷ XX. Đất nước Niger hiện đại được hình thành từ bốn khu vực văn hóa riêng biệt trong thời kỳ tiền thuộc địa: người Zarma sống ở thung lũng sông Niger về phía tây nam; vùng ngoại vi phía bắc Hausaland là khu vực sinh sống của các bộ lạc chống lại cộng đồng Sokoto, và trải dài dọc theo biên giới phía nam với Nigeria; lưu vực hồ TchadKaouar về phía đông của Niger là nơi cư trú của các nông dân người Kanuri và các cư dân chăn nuôi người Toubou đã từng là một phần của đế quốc Kanem-Bornu; và người Tuareg sống du mục ở dãy núi Aïr và sa mạc Sahara ở miền bắc.

Mỗi cộng đồng cư dân cùng với các nhóm sắc tộc nhỏ như các mục đồng Wodaabe Fula, đã đóng góp bản sắc văn hóa của riêng họ vào nền văn hóa chung của Niger. Khi các chính phủ trong thời kỳ độc lập có gắng để các cộng đồng này chia sẻ một nền văn hóa chung của quốc gia, tuy nhiên điều này gặp nhiều trở ngại để được thực thi, một phần vì các nhóm cộng đồng chính của Niger có một lịch sử văn hóa của riêng họ, và một phần là các nhóm sắc tộc Niger như Hausa, TuaregKanuri là một phần của các nhóm sắc tộc lớn hơn ở các nước láng giềng vốn được khuyến khích di cư sang Niger trong thời kỳ thuộc địa.

Cho đến thập niên 1990, các quan chức chính phủ và chính trị của Niger chủ yếu là các cư dân của thủ đô Niameyngười Zarma ở khu vực phụ cận. Cùng thời điểm đó phần lớn dân số trong vùng tiếng giáp Hausa nằm giữa Birni-N'KonniMaine-Soroa, được xem là có nền văn hóa đặc trưng trong vùng Hausaland ở Nigeria hơn là ở Niamey. Trong khoảng thời gian giữa năm 1996 và 2003, tỉ lệ đi học là khoảng 30%, bao gồm 36% trẻ em trai và 25% đối với bé gái. Giáo dục cao hơn được thực hiện thông qua các madrassa.

Tôn giáo

Bài chi tiết: Tôn giáo ở Niger
Một nhà thờ hồi giáo ở Niamey.
Tôn giáo ở Niger
tôn giáophần trăm
Hồi giáo
  
90%
Thiên chúa giáo
  
5%
Thuyết vật linh
  
5%

Đạo hồi được truyền tới Bắc Phi từ đầu thế kỷ thứ X và đã hình thành nên rất nhiều tập tục của người dân Niger. Hơn 90% dân số là theo hồi giáo, với một số cộng đồng nhỏ theo Thuyết vật linhCơ đốc giáo, vốn là kết quả của việc truyền giáo trong thời kỳ thuộc địa Pháp, cũng như các cộng đồng bị đày từ châu Âu và Tây Phi.

Hồi giáo

Bài chi tiết: Hồi giáo ở Niger

Khoảng 99% người theo đạo hồi là hệ phái Sunni; 1% là phái Shi'a.[21] Đạo hồi được truyền tới Niger vào đầu thế kỷ XV, cùng lúc với sự bành trướng của Đế quốc Songhai về hướng tây và sự ảnh hưởng của dòng thương mại xuyên Sahara từ MaghrebAi Cập. Sự bành mở rộng ảnh hưởng của người Tuareg về phía bắc, mà đỉnh cao là việc bao vây các ốc đảo của đế quốc Kanem-Bornu trong thế kỷ XVII, nhằm thực hiện theo những điều trong thần thoại Berber.

Cả hai khu vực của người Zarmangười Hausa chịu ảnh hưởng của hồi giáo Fula Sufi của các dân tộc láng giềng, đặc biệt là cộng đồng Sokoto (hiện nay ở miền bắc Nigeria). Những tập tục đạo hồi hiện đại ở Niger thường có mối liên hệ chặt chẽ với láng giềng Tijaniya Sufi, mặc dù có các cộng đồng nhỏ có mối liên hệ với HammallismNyassist Sufi ở phía đông và Sanusiya ở phía đông bắc[22]

Một trung tâm nhỏ của những người theo hệ Wahhabite xuất hiện trong ba mươi năm trở lại đây ở thủ đô và ở Maradi.[23] Những nhóm này có liên hệ đến những nhóm tương tự ở Jos, Nigeria, đã trở thành một đề tài được nhắc đến nhiều thông qua các cuộc bạo động trong thập niên 1990[24][25][26]

Bất chấp những sự kiện như vậy, Niger vẫn được điều hành bởi một nhà nước thế tục, điều này được quy định trong luật pháp.[27] Các mối quan hệ giữa các tôn giáo được xem là rất tốt, và các tập tục truyền thống của đạo hồi trong phần lớn các khu vực trên đất nước đều mang đặc điểm khoan dung đối với niềm tin của người khác và không có giới hạn tự do của cá nhân.[28] Tình trạng li dịđa thê là không đáng kể, phụ nữ không bị tách biệt với cuộc sống và việc đeo mạng che mặt là không bắt buộc.[29] Việc sản xuất rượu, như công ty địa phương là Bière Niger, được bán công khai trong nước.

Vật linh

Một phần nhỏ dân số theo những tập tục tín ngưỡng tôn giáo bản địa.[21] Con số người theo thuyết vật linh vẫn còn đang trong vòng tranh cãi. Khi phần lớn các khu vực phía nam của quốc gia này vẫn chưa chịu sự ảnh hưởng của hồi giáo vào cuối thế kỷ XIX, và chỉ một phần cư dân nông thôn là cải sang đạo hồi. Hiện vẫn còn các khu vực của những người tổ chức các lễ hội và theo truyền thống của thuyết vật linh (như thờ cúng Bori) được thực hiện bởi các cộng đồng Hồi giáo pha tạp (trong một số khu vực của người Hausa cũng như của người ToubouWodaabe), trái ngược với các cộng động nhỏ chỉ theo truyền thống tiền hồi giáo.

Những cộng đồng này bao gồm Maouri nói tiếng Hausa (hay Azna, từ trong ngôn ngữ Hausa chỉ "những người ngoại giáo") ở Dogondoutci về phía nam tây-nam và người người Manga nói tiếng Kanuri gần Zinder, cả hai đều có những tập tục tiền hồi giáo Hausa Maguzawa. Một số cộng đồng nhỏ Boudouma và Songhay theo thuyết vật linh ở tây nam.[22]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Niger http://www.afdevinfo.com/htmlreports/ng82.html http://www.cnn.com/2006/HEALTH/parenting/05/08/mot... http://abcnews.go.com/International/Story?id=81361... http://news.moneycentral.msn.com/provider/provider... http://www.ohada.com/index.php http://africa.reuters.com/wire/news/usnPEK164796.h... http://www.nsu.newschool.edu/internationalaffairs/... http://dosfan.lib.uic.edu/ERC/democracy/hrp_index.... http://www.dol.gov/ilab/media/reports/iclp/tda2001... http://www.state.gov/g/drl/rls/hrrpt/2006/78750.ht...